day nit ca sau giay ca sau bop da ca sau sua non alpha lipid Sự chững lại của bất động sản phía Tây Hà Nội - Bất động sản

Sự chững lại của bất động sản phía Tây Hà Nội

Trong năm vừa qua, mặc dù thị trường bất động sản có nhiều biến chuyển tích cực tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ. Đặc biệt là với bất động sản ở khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội. Nhiều dự án tê liệt Khu vực phía Tây Hà Nội từng là một thị trường bất động sản sôi động. Thế nhưng những năm gần đây, cùng với sự lao dốc của thị trường, khu vực này cũng đã chững lại. Thậm chí, người đầu tư cũng mất dần niềm tin, hy vọng vào việc phục hồi của khu vực này. bất động sản nam khánh hà nội Trong một khoảng thời gian, việc thay đổi chóng mặt của kết cấu hạ tầng đô thị đã kéo theo nhiều "siêu dự án" được ra đời. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, phần lớn các dự án này vẫn đang giậm chân tại chỗ hoặc được thực hiện với một tiến độ "siêu rùa". Trên các trục đường lớn như Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn kéo dài, Đại lộ Thăng Long vẫn còn hàng loạt các dự án chưa hoàn thành. Những khu vực từng là "điểm nóng" với giá đất thổ cư lên tới 25-30 triệu/m2 thậm chí lên tới 40-70 triệu/m2 tùy theo hướng, diện tích lô đất cũng đang suy giảm liên tục. Đến nay, mức giá đất đã giảm tới 50%, chỉ còn 10-17 triệu/m2. Không còn xuất hiện cảnh chen mua đua bán như trước đây. Các khu đô thị mới vắng bóng người như Gleximco, Mễ Trì, Kim Chung - Di Trạch, Lideco... Theo GS. Đặng Hùng Võ, đây là bằng chứng cho lối chạy theo lợi nhuận không quan tâm tới quy hoạch đô thị, hạ tầng. Có tiền lãi là người dân đổ xô đi mua rồi về bán lại với giá cao. Sau đó, khi giá đất đẩy lên quá cao, họ quay lưng không mua nữa dẫn tới tình cảnh hiện nay. bất động sản mễ trì hà nội Khó giải cứu Theo bộ xây dựng, số lượng dự án lên tới 400 tuy nhiên nhu cầu ở của người dân lại quá nhỏ so với con số này. Mặc dù nhà nước, ngân hàng cùng nhiều đơn vị khác cố gắng giải cứu tình hình ở khu vực này thế nhưng vẫn quá khó để kéo thị trường này lên. TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đang tự đẩy mình xuống đáy khi vốn thực chỉ có 1 đồng nhưng lại đi vay 5 đồng để thực hiện dự án. Điều này dẫn đến việc trì trệ, dậm chân của các dự án vì chủ đầu tư không đủ vốn. Còn Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, các doanh nghiệp phải tự cứu lấy chính mình hoặc chờ thời cơ khi thị trường có dấu hiệu khởi sắc, người dân mua nhà. Ngoài những khó khăn về tài chính, các dự án này còn gặp khó khăn do vị trí xây dựng xa trung tâm, xa khu vực đông dân dẫn đến khó bán. Cùng với những khó khăn này là những thách thức không chỉ với chủ thầu của các dự án mà còn là thách thức đối với thị trường bất động sản và chính phủ.

CONVERSATION

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Back
to top